Nhắc đến ông Trần Hồng Hà, người dân Việt Nam không thể nào quên cảnh, ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cùng đoàn tùy tùng tắm biển ở Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, để chứng minh rằng, nước biển làm cá chết hàng loạt là “không độc”. Đây được xem như là hành động bất nhân, khi một ông Bộ trưởng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường, lại đi bảo vệ cho doanh nghiệp tàn phá môi trường.
Được biết, trước đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã thăm Formosa, như là sự bảo chứng cho doanh nghiệp này. Dựa vào đấy, ông Trần Hồng Hà ngả hẳn về phía Formosa, đấy là thái độ “phò vua”, quay lưng lại với nhân dân.
Quả thật, sau đó, sự nghiệp chính trị của ông Hà được đảm bảo. Dù là thành viên của nhóm Hà Tĩnh, nhưng do khéo léo “nịnh vua”, nên ông vẫn giành được lợi thế.
Khi ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị kỷ luật, ông Hà đã vượt qua ông Nguyễn Thanh Nghị, để giật lấy 1 suất Phó Thủ tướng. Trong khi đó, ông Nghị – dù được sự hậu thuẫn từ người cha nổi tiếng, nhưng vẫn không thể giành được ghế. Có nguồn tin cho rằng, lúc đó, vì có ông Trọng “canh chừng” ông Dũng, khiến cho ông Nghị thất thế trước ông Hà.
Phó Thủ tướng là một chức vụ cao hơn Bộ trưởng, tuy nhiên, về mặt Đảng, ông Trần Hồng Hà vẫn chỉ là Ủy viên Trung ương. Tham gia vào võ đài dành cho “võ sĩ hạng nặng” mà cân lượng không đủ, thì khá nguy hiểm.
Thời thế đổi thay, ông Trọng qua đời, ông Dũng trỗi dậy, thúc ông Tô Lâm thực hiện những chính sách mạnh tay. Lúc này, ông Hà bị kẹt trong trận thư hùng giữa các “voi chiến”. Ông Tô Lâm lệnh cho Bộ trưởng Lương Tam Quang soạn thảo Nghị định hại dân, đệ lên để bẫy Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông Chính ngửi được “mùi chẳng lành”, liền đẩy cho ông Trần Hồng Hà ký thay. Trong thế không thể từ chối, ông Hà buộc phải ký. Và giờ đây, ông lo sợ bị đem ra “làm dê tế thần”, cho màn đấu đá giữa 2 con “voi chiến” này.
Nghị định 168 là một “án treo”, đang lơ lửng trên đầu Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Một loại luật được Bộ Công an soạn, nhưng lại mượn tay Chính phủ để ban hành. Đây không chỉ là cách muốn tăng sức mạnh cho văn bản luật đó, mà còn là đòn chính trị nhắm vào nhau. Một Ủy viên Trung ương Đảng lại đứng trên võ đài dành cho các “Tứ trụ”, ông Hà như rơi vào thế “bánh mì kẹp thịt”.
Năm 2025 là năm mà các bên phang nhau thẳng tay, trong cuộc đua nước rút trên vũ đài chính trị. Ông Trần Hồng Hà cũng đang ráo riết tìm kiếm suất Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội 14. Tuy nhiên, tham vọng của ông đang bị thử thách. Vì sao?
Thế của ông Hà dựa vào nhóm Hà Tĩnh như trước đây, đã không còn. Sau khi ông Trọng qua đời, nhóm Hà Tĩnh buộc phải “co vòi” trước nhóm Hưng Yên, khiến ông Hà yếu hơn bao giờ hết. Khả năng giữ mình còn khó, chứ nói gì đến tham vọng vào được Bộ Chính trị?
Nếu phải quy trách nhiệm về Nghị định 168, có lẽ, ông Hà sẽ bị mang ra xử lý đầu tiên. Dù ai cũng biết, đó là sản phẩm của thầy trò Tô – Lương, nhưng “bút sa gà chết”, đã lỡ ký thì không thể chạy tội được. Ông Hà đã dính đòn, giờ ông chỉ còn cách cầu mong sao hậu quả đừng quá nặng nề.
Thế bánh mì kẹp thịt của Trần Hồng Hà rất khó thoát. Là cấp phó cho Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi Thủ tướng yêu cầu ký thay, ông không thể không ký, và đấy chính là tử huyệt của ông.
Rồi đây, có thể sẽ có thêm những đòn nữa, mà phe Tô – Lương nhắm vào ông Chính. Trong các cấp phó của mình, ông Chính không chuyển văn bản trên cho ai, mà lại cho ông Trần Hồng Hà, đấy là một bất lợi không nhỏ.
Thời gian càng tiến gần đến “Đại hội ăn chia”, thì đòn hiểm càng dễ xuất hiện. Hãy xem, ông Trần Hồng Hà ứng phó khi buộc phải tồn tại giữa 2 con “voi chiến” thế nào? Thời gian sẽ trả lời.
Trần Chương – Thoibao.de